Kỹ Thuật Vật Nuôi

Gà địa phương 

1.Nguyên nhân
  Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn Gr(-) Haemophillus paragallinarum gây ra ở gà thuộc mọi lứa tuổi.
 2.Triệuchứng:
  Bệnh này còn gọi là bệnh Coryza, bệnh sổ mũi truyền nhiễm. Triệu chứng chính: Gà bệnh chảy nước mũi, hen khò khè, phù mặt, sưng hốc mắt, viêm kết mạc.
3.Điềutrị:
Cách 1 (liên tục 5 - 7 ngày):
- Cho cả đàn uống kháng sinh Pharamox (1g/1lít nước hoặc 1g/20kgP/lần, 2lần/ngày) hoặc kháng khuẩn Pharpoltrim (10g/3lít nước hoặc 10g/60kgP/lần, 2lần/ngày) hoặc Pharpoltrim-Max (1g/lít nước uống) để diệt vi khuẩn.
- Kết hợp cho uống Phartigum B (2g/1lít nước) để giảm đau, hạ sốt, tăng đề kháng và Phar-pulmovet (1ml/lít) để thông thở.
Cách 2 (điều trị 5 - 7 ngày):
- Tiêm bắp kháng sinh Prenacin (1ml/2kgP/lần) hoặc Prenacin II (1ml/4kgP/lần), tiêm lặp lại sau 24 giờ để diệt vi khuẩn.
- Tiêm bắp Phar-pulmovet, 1ml/5kgP (hoà lẫn với Prenacin ngay trước khi tiêm) hoặc cho uống với liều 1ml/lít nước.
- Cho uống men Pharbiozym, 2g/lít nước.                              
Sau khi ngừng dùng kháng sinh sử dụng men sống Pharbiozym hoặc Pharselenzym thêm 7 ngày để đàn gà chóng phục hồi sức khoẻ.
Chú ý:
Trong trường hợp gà bị bệnh nặng (Khí quản chứa nhiều đờm, gà vươn cổ khi thở, hay vẩy mỏ), cần điều trị toàn đàn vừa tiêm vừa cho uống như sau:
Cách 3: - Cho cả đàn uống/ăn kháng sinh Pharamox, 1g/1lít nước hoặc 1g/20kgP/lần, 2lần/ngày.
- Phartigum B, 2g/lít nước. Cho uống 2 loại thuốc này liên tục 5 ngày.
- Kết hợp tiêm bắp toàn đàn kháng sinh Prenacin hoặc Prenacin II với thuốc long đờm Phar-pulmovet. Không được xách ngược gà.
 ************************************************************************
Lợn nội 

I. Một số giống lợn nội phổ biến ở nước ta

1.Lợn Ỉ: 

Là giống lợn nội thuần, lợn có toàn thân màu đen, đầu nhỏ và thô, mõm cong, mình ngắn, ngực sâu, lưng võng, bụng xệ, có 10 vú, chân yếu, đẻ sai con nuôi con khéo. Có chất lượng thịt thơm ngon nhưng tỉ lệ mỡ cao nên hiện nay bà con ít nuôi.

2.Lợn Móng Cái

Có nguồn gốc ở huyện Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, lợn Móng Cái có đặc điểm ngoại hình là đầu đen, giữa trán có một đốm trắng hình tam giác hoặc hình thoi. Mõm trắng, bụngvà bốn chân trắng. Phần trắng này có nối nhau bằng một vành trắng vắt qua vai, làm cho 

phần đen còn lại trên lưng và mông có hình dáng như cái yên ngựa. Nhược điểm là lưng võng, bụng sệ. Lợn Móng Cái mắn đẻ (2 lứa/năm), đẻ nhiều con (10-16 con/lứa), khéo nuôi con, lợn cái có 12-14 vú. Lợn phàm ăn, chịu đựng kham khổ tốt. Lúc 4-5 tháng tuổi nặng 30-35 kg, 6-7 tháng tuổi: 45-50 kg, 12 tháng tuổi: 60-65 kg. 

Ưu điểm của lợn Móng Cái: 

+ Thích hợp với điều kiện nhiều vùng sinh thái chăn nuôi
+ ăn được nhiều loại thức ăn, kể cả các loại thức ưn dư thừa
+ Có khả năng chịu đựng kham khổ, sức chống bệnh cao

3.Lợn Ba Xuyên

Có nguồn gốc từ Vị Xuyên – Sóc Trăng. Lông và da loang trắng đen xem kẽ nhau. Đầu to vừa phải, mặt ngắn, mõm cong trán có nếp nhăn tai to vừa và đứng. Bụng to nhưng gọn, mông rộng, chân, ngắn, móng xòe. Mỗi lứa đẻ 2 lứa, khối lượng trưởng thành 140 – 170kg/con

4.Lợn Lang Hồng

Lợn Lang Hồng là giống lợn địa phương ở Bắc Ninh, có pha máu cuả lợn Móng Cái 

Lợn có màu lông da đen trắng không ổn định, tầm vóc nhỏ
Lợn cái có từ 10 - 12 vú, đẻ 10 -12 con /lứa. Số lứa /nái/năm: 1,6 - 1,8. Lợn con 2 tháng tuổi đạt từ 5,5 - 6,0 kg/con

5. Lợn Thuộc Nhiêu

Là lợn lai giữa giống lợn trắng Bồ Xụ với lợn Yoocsia ở vùng Thuộc Nhiêu, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Giống lợn này được nuôi phổ biến ở vùng nước ngọt thuộc đồng bằng sông Cửu long. 

Màu lông trắng tuyền, có đốm đen nhỏ ở mắt, mình ngắn, tai hơi nhô về phía trước, tầm vóc trung bình
Mắn đẻ, lợn nái đẻ 10 - 12 con/lứa 

II. Cách chọn giống lợn

a.Chọn giống lợn nái

- Chọn lợn nái hậu bị ở những cơ sơ tin cậy có uy tín, có đàn giống đạt năng suất cao và an toàn dịch bệnh, không nên tự gây nái từ những đàn bố mẹ để tạo lợn thịt thương phẩm.

- Chọn theo nguồn gốc: Chọn lợn nái từ những lợn bố mẹ có năng suất sinh sản tốt, lợn mẹ đẻ sai, tốt sữa, nuôi con khéo,…

- Chọn những con khỏe mạnh, lông da bong mện hồng hào, nhanh nhẹn , không có dị tật như úng rốn, chân đi vòng kiềng,..

- Lợn phải có 12 vú trở lên, các vú đều lộ rõ đầu vú, không có vú kẹ.

- Chọn những lợn có âm hộ phát triển, không chọn những con có âm hộ quá bé hoặc quá to.

b. Chọn giống lợn đực

- Lý lịch ông bà, cha mẹ thể hiện đặc điểm giống và có năng suất cao.

- Chọn cá thể con lớn nhất trong đàn, khỏe mạnh, ngực nở lưng thẳng, mông to dài mình, vai cứng cáp, 4 chân đứng thẳng, nhanh nhẹn, hiếu động, hình dáng lông da đúng với phẩm giống.

- Hai tinh hoàn đều và nở nang, lộ rõ rệt, không được lệch (hòn to, hòn nhỏ) tinh hoàn ẩn sâu, không trễ dài, không mọng như sa ruột.

- Phàm ăn, chịu đựng tốt thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh. Tiêu tốn thức ăn thấp cho 1kg tăng trọng (từ 3,2 – 3,5kg/ kg tăng trọng).

- Không mắc các bệnh kinh niên và bệnh truyền nhiễm.
- Lợn đực đã lấy tinh, trung bình tinh dịch mỗi lần xuất từ 150 – 250ml. Tinh trùng có từ 250 – 350 triệu/ 1ml tinh dịch.

c.Chọn giống lợn thịt

- Nên chọn những lợn lai 1/2, 3/4, 7/8 máu ngoại, lợn ngoại thuần hoặc con lai của lợn ngoại với nhau để làm giống lợn nuôi thịt. 

- Nên chọn những con minhg dài, cân đối, lưng thẳng, bụng thon gọn, mông vai nở, da dẻ hồng hào, lông thưa, mượt, không có dị tật như khèo chân, úng rốn.

- Lợn thịt giống phải được tiêm phòng đầy đủ các loại bệnh như dịch tả, tụ dấu, phó thương hàn, lở mồm long móng.